Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021 – 2030  tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Bình Phước đến năm 2030
Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Bình Phước đến năm 2030

Mục tiêu quy hoạch đô thị tỉnh Bình Phước

Mục tiêu tổng quá

Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng đô thị hoá, phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới, hình thành một số đô thị  cụm đô thị động lực. Kết cấu hạ tầng của đô thị, nhất là hạ tầng kỹ thuật khung và hạ tầng xã hội cơ bản được xây dựng và phát triển đồng bộ, hiện đại.

Chất lượng cuộc sống tại đô thị ở mức cao, đảm bảo đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chỗ ở và hạ tầng xã hội đối với dân cư đô thị.

Phát triển kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, xanh, sạch đẹphiện đại và mang bản sắc văn hoá đặc biêt của địa phương.

Mục tiêu cụ thể

Tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2025 đạt tối thiểu 42%  đến năm 2030 đạt trên 50%. Tỉ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 2,9 – 3,0% vào năm 2025 và đến năm 2030 đạt khoảng 3,0-3,2%.

Số lượng đô thị toàn tỉnh vào năm 2025 khoảng 18 đô thị  đến năm 2030 khoảng 22 đô thị. Đến năm 2025, 100% các đô thị hiện có và đô thị mới có quy hoạch chung  quy hoạch phân khu, chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị; đảm bảo tối thiểu 100% đô thị loại III trở lên đạt tiêu chuẩn phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng về y tế, giáo dục, giao thông và công trình văn hoá cấp đô thị.

Tỉ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt khoảng 22-24% vào năm 2025 và 24-26% vào năm 2030. Diện tích xây dựng trung bình trên mỗi người dân đô thị đạt khoảng 6-8 m2 vào năm 2025  khoảng 8-10 m2 vào năm 2030.
Diện tích xây dựng nhà ở bình quân mỗi người dân tại khu vực đô thị đạt tối thiểu 30 m2 vào năm 2025  đến năm 2030 đạt tối thiểu 32 m2.

Định hướng không gian phát triển đô thị tỉnh Bình Phước

Đề xuất phát triển vùng đô thị lớn ở phía Nam. Xác định Chơn Thành và Đồng Xoài là hai đô thị cùng phát triển mạnh mẽ  có quy mô không quá chênh lệch nhau, nằm ở khoảng cách gần nhau nên sẽ ngày càng phát triển đồng đều và ít có khoảng phân cách giữa hai đô thị. Ranh giới mang tính chất quản lý hành chính với nhiều hạ tầng được chia sẻ dùng chung để có thể thuận lợi cho quá trình phát triển mở rộng.

Đồng thời, vùng huyện Đồng Phú có vị trí giáp Bình Dương  có diện tích lớn công nghiệp đã được quy hoạch ở phía Nam  có các giao thông liên kết tạo thêm tiềm năng mới (đường cao tốc Bắc Nam phía Tây CT02, nối đường Đồng Phú – Bình Dương với Quốc lộ 14 và tuyến tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng. ..) cũng sẽ góp phần mạnh mẽ vào tiến trình đô thị hoá của vùng tam giác phát triển.

Sự phát triển lan toả từ Chơn Thành Đồng Xoài sang phía Đông rồi từ Bình Dương lên phía Bắc sẽ giúp phía Tây, phía Nam và trung tâm Đồng Phú tăng vị thế trong vùng đô thị lớn của tỉnh.

Ngoài vùng đô thị lớn phía Nam, tiếp tục phát triển mạng lưới đô thị toàn tỉnh với hai hạt nhân ở phía Tây và phía Bắc là Bình Long và Phước Long, hạn chế các đô thị hình thành mới tại vị trí tiềm năng; không cần thiết lập đô thị mới tại vị trí đã có phát triển đô thị hiện hữu, thay vào đó  mở rộng ranh giới của 2 đô thị liền kề nhằm đảm bảo cung cấp hạ tầng và dịch vụdành đất dự trữ để phục vụ theo từng kịch bản phát triển khác nhau.

Nâng cấp chất lượng hạ tầng kỹ thuật và xã hội đô thị và nông thôn, vùng liên huyện  vùng huyện để thu hút nguồn lực nhà nước và tư nhân, có những dự án lớn mang tính chất chiến lược cũng như thí điểm.

Cải thiện chất lượng phát triển đô thị, nhất là hệ thống cấp thoát nước. Định hướng sử dụng quỹ đất sẵn có để mở rộng thêm các không gian công cộng, không gian cây xanh  đảm bảo bán kính phục vụ đối với từng khu vực trong đô thị.

Đảm bảo chất lượng phát triển nông thôn  đầu tư đồng bộ hạ tầng đô thị như trường học, y tế và giao thông. Cần ưu tiên nguồn lực phát triển một vài xã nông thôn mới trở thành vùng phụ trợ cho đô thị lớn nhất trong vùng huyện, đồng thời phát triển một vài đô thị loại V khác nhằm phụ trợ các đô thị lớn.

Xác định mục tiêu  nguyên tắc phát triển đối với từng loại hình đô thị tại Bình Phước bao gồm:

(1) Khu dân cư phát triển ven đường lớn: Tăng cường quản lý hành lang an toàn đường bộ và chỉ giới xây dựng nhằm chống lấn chiếm  xây dựng trái phép, đảm bảo phân chia giao thông đối ngoại  đối nội  an toàn giao thông;

(2) Khu dân cư có giao thông hình xương cá (chủ yếu tại phía Nam Đồng Phú  dọc ĐT. 741): Phát huy hình thái phát triển có quy mô  mật độ dân cư cao thông qua việc công nhận đô thị, xác định ranh giới mở rộng  đảm bảo cung cấp hạ tầng;

(3) Làng  khu dân cư ngoại thành: Tiếp tục xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao. Ưu tiên nguồn lực phát triển một số xã nông thôn mới  vùng phụ trợ phát triển đô thị;

(4) Nông trại, đồn điền:  mật đô dân cư quá thấp  không đồng bộ về hạ tầng nên khuyến khích chuyển sử dụng đất tại những khu vực có tiềm năng;

(5) Khu dân cư biên giới: Khuyến khích phát triển bằng việc cung cấp hạ tầng và các dịch vụ đảm bảo an sinh xã hội  nguồn nhân lực

(6) Khu dân cư mới: Ưu tiên phát triển các khu đô thị, khu dân cư mới kết hợp với thương mại  du lịch, dịch vụ.

Phương án phát triển các đô thị tỉnh Bình Phước đến năm 2030

Căn cứ Đề án phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 – 2030 theo QĐ 241/2021/QĐ-TTg và nhu cầu phát triển của tỉnh, mạng lưới phân bổ hệ thống đô thị của tỉnh Bình Phước đến năm 2025 và 2030 như sau:

Giai đoạn 1 (2021-2025)

– Nâng cấp các xã đạt chuẩn thành đô thị loại V để hình thành 07 đô thị mới tại các xã: Đức Liễu, huyện Bù Đăng; Bù Nho, huyện Phú Riềng; Đồng Nơ, huyện Hớn Quản; Tân Lập và Tân Hoà, huyện Đồng Phú; Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh; Thiện Hưng, huyện Bù Đốp.

Giai đoạn 2 (2026-2030)

– Đầu tư phát triển các đô thị: Đồng Xoài hướng đến là đô thị loại II; Bình Long, Phước Long  Chơn Thành hướng đến là đô thị loại III; Tân Khai, huyện Hớn Quản và Tân Phú, huyện Đồng Phú hướng đến là đô thị loại IV.

– Nâng cấp các xã đạt chuẩn trở thành đô thị loại V để hình thành 04 đô thị mới tại các xã: Tân Tiến, huyện Đồng Phú; Lộc Thái, huyện Lộc Ninh; Thanh An, huyện Hớn Quản; Tân Hưng, huyện Hớn Quản.

– Đầu tư để hình thành 01 khu đô thị mới tại vùng đô thị phía Nam: Khu đô thị mới khu vực cầu Nha Bích và hồ Phước Hoà nhằm hình thành đô thị động lực vùng phía Nam Đồng Xoài – Chơn Thành. Không gian phát triển đô thị là hành lang Sông Bé  hồ Phước Hoà  hệ thống bậc thang hồ Suối Cam và trục QL 14.

5/5 - (1 vote)

Tại thời điểm hiện tại, công ty chúng tôi đang có chính sách MIỄN PHÍ TƯ VẤN 100% cho khách hàng mua các dự án của chúng tôi.

Hãy liên hệ ngay Hotline: 0909.634.389 (Ms Mai)

Với uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực bán các dự án về bất động sản, chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn sớm tìm được căn hộ ưng ý với chi phí tốt nhất trên thị trường.

Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm được căn hộ PHÙ HỢP – ĐÚNG NHU CẦU – GIÁ HỢP LÝ – NHANH NHẤT !